Xe điện hạng sang lái có 'cảm xúc' như xe xăng?
Hãng Yonhap ngày 26.1 đưa tin các công tố viên tại Hàn Quốc vừa truy tố Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol với cáo buộc lãnh đạo một cuộc nổi loạn khi áp đặt thiết quân luật trong thời gian ngắn vào tháng trước.Với bản cáo trạng này, ông Yoon đã trở thành tổng thống đương nhiệm đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc bị truy tố trong thời gian bị giam giữ.Động thái này diễn ra chỉ một ngày trước khi thời hạn giam giữ của ông Yoon kết thúc, sau khi ông bị Văn phòng Điều tra tham nhũng đối với các quan chức cấp cao (CIO) giam giữ vào ngày 15.1 vì tuyên bố thiết quân luật vào ngày 3.12.2023. Ông chính thức bị tạm giam vào ngày 19.1.CIO - đơn vị dẫn đầu cuộc điều tra ông Yoon - đã chuyển vụ án cho bên công tố vào tuần trước vì cơ quan này không có thẩm quyền pháp lý để truy tố một tổng thống.Sáng ngày 26.1, các công tố viên cấp cao trên cả nước đã tập trung họp để thảo luận về các bước tiếp theo trong vụ án của ông Yoon, dù chưa có cơ hội thẩm vấn trực tiếp ông.Nhóm công tố điều tra vụ án cho biết rằng sau khi xem xét các bằng chứng và dựa trên đánh giá toàn diện, họ xác định rằng việc truy tố bị cáo là phù hợp.Ông Yoon đối diện cáo buộc thông đồng với cựu Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong-hyun và những người khác để kích động nổi loạn bằng cách ra sắc lệnh tuyên bố thiết quân luật. Ông cũng bị cáo buộc triển khai lực lượng quân đội đến quốc hội nhằm ngăn cản các nhà lập pháp bỏ phiếu bác bỏ sắc lệnh.Các công tố viên đã tìm cách thẩm vấn ông Yoon để quyết định có gia hạn thời gian giam giữ hay không, nhưng một tòa án ở Seoul đã bác bỏ yêu cầu của bên công tố về việc gia hạn thời gian giam giữ. Theo luật, nghi phạm phải được thả nếu không bị truy tố trong thời gian tạm giam.Đánh thức làn da tươi trẻ với ‘thần dược’ retinol
Người phát ngôn Vatican Matteo Bruni cho biết Giáo hoàng Francis đã phải nhập viện sau hơn 1 tuần bị viêm phế quản mà không thuyên giảm. Nghị trình làm việc của Đức Thánh Cha buộc phải hủy ít nhất là đến thứ hai (17.2), theo AP hôm 15.2.Ông Bruni nói thêm sau khi nhập viện, người đứng đầu Tòa thánh được chẩn đoán bị nhiễm trùng đường hô hấp và bị sốt.Đức Giáo hoàng bắt đầu bị khó thở và được chẩn đoán viêm phế quản từ ngày 6.2. Tuy nhiên, ngài vẫn tiếp tục công việc hằng ngày và chủ trì thánh lễ chủ nhật (9.2). Đến ngày 12.2, Đức Giáo hoàng không thể tự đọc bài phát biểu mà phải nhờ trợ lý đọc thay trong buổi tiếp kiến chung.Hôm 14.2, Đức Thánh Cha xuất hiện trong tình trạng nhợt nhạt và bị phù, do loại thuốc trị viêm phế quản gây giữ nước.Nhà báo Christopher Lamb của Đài CNN chuyên trách tại Vatican kể lại Giáo hoàng Francis trong một sự kiện vào sáng 14.2 dù tỉnh táo nhưng nói chuyện khá vất vả vì khó thở. Sau đó trong ngày, Đức Thánh Cha được đưa vào bệnh viện Gemelli ở Rome.Sáng 14.2, Vatican xác nhận Đức Giáo hoàng đã gặp tổng cộng 5 khách mời, trong đó có Thủ tướng Slovakia Robert Fico."Đức Giáo hoàng rất bình tĩnh, tinh thần tốt và đọc một số tờ báo", AFP dẫn lời ông Bruni sau khi Đức Thánh Cha nhập viện.Hãng thông tấn ANSA dẫn nguồn tin từ Vatican cho hay Đức Giáo hoàng trải qua một đêm không sự cố ở bệnh viện và ngài đã hết sốt. "Liệu pháp điều trị mới, được bắt đầu hôm 14.2, đã cho diễn tiến khả quan", ANSA bổ sung.Lần gần nhất Giáo hoàng Francis phải nhập viện điều trị là vào tháng 6.2023, khi đó ngài được phẫu thuật loại bỏ mô sẹo trong ruột và thoát vị thành bụng. Bệnh viện Gemelli có phòng điều riêng cho người đứng đầu Tòa thánh.
Bệnh viện Từ Dũ: Số ca nhiễm cúm A/H1N1 nâng lên 28 người
Ngày 30.12, Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế công bố quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm Giám đốc Sở Du lịch và Sở Ngoại vụ. Theo đó, Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế điều động bà Trần Thị Hoài Trâm, Bí thư Huyện ủy Nam Đông, đến nhận công tác tại Sở Du lịch và bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Sở Du lịch trong thời hạn 5 năm kể từ ngày 31.12.2024.Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng ký Quyết định số 3435/QĐ-UBND ngày 30.12 về việc điều động ông Nguyễn Văn Phúc, Giám đốc Sở Du lịch, giữ chức vụ Giám đốc Sở Ngoại vụ. Quyết định bổ nhiệm có hiệu lực kể từ ngày 31.12.2024.Phát biểu tại hội nghị, ông Lê Trường Lưu, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế, chúc mừng và đánh giá cao những đóng góp của bà Trần Thị Hoài Trâm và ông Nguyễn Văn Phúc trong thời gian công tác vừa qua.Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế mong muốn trong thời gian tới cả hai tiếp tục phát huy hơn nữa những thế mạnh vốn có, để cùng tập thể Sở Du lịch, Sở Ngoại vụ hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được phân công. Theo Nghị quyết của Quốc hội, từ ngày 1.1.2025, Huế là thành phố trực thuộc T.Ư, sẽ nhập H.Nam Đông với H.Phú Lộc để thành lập H.Phú Lộc mới. Vì vậy, việc điều động sắp xếp này là thực hiện đề án sắp xếp nhân sự của TP.Huế trực thuộc T.Ư. Riêng kế hoạch tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết 18 của Bộ Chính trị, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có phương án sắp xếp các sở, ngành; trong đó Sở Du lịch dự kiến sẽ hợp nhất với Sở VH-TT, tên sở sau sắp xếp dự kiến là Sở VH-TT-DL.
Nắng nóng vẫn tiếp tục kéo dài thêm nhiều ngày tới và đặc biệt khoảng ngày 25.4 có khả năng gia tăng về cường độ.
Góc nhìn phóng viên: Nghe từ 'ông anh', 'ông chú'
Từ 1.4 - 31.8, Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội - USTH (Trường ĐH Việt Pháp) sẽ có 2 đợt tuyển sinh cho chương trình thạc sĩ quốc tế, trong đó có 5 chương trình cấp song bằng Việt - Pháp, 1 chương trình cấp đơn bằng. Điểm khác biệt của các chương trình này là học viên có cơ hội thực tập tại nước ngoài, trong đó nhiều học viên sẽ được thực tập hưởng lương tại Pháp. TS Nguyễn Thanh Hiền, Phó trưởng phòng phụ trách Phòng Tuyển sinh, Trường ĐH Việt Pháp, cho biết năm nay nhà trường tuyển 120 chỉ tiêu chương trình thạc sĩ quốc tế, gồm: công nghệ sinh học (thực vật, y sinh, dược học), công nghệ thông tin - truyền thông, khoa học vật liệu tiên tiến và công nghệ nano, vũ trụ (viễn thám, công nghệ vệ tinh và vật lý thiên văn), khoa học môi trường ứng dụng, đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm.Học viên theo học các chương trình song bằng sẽ được ghi danh tại cả USTH và một trường đại học đối tác tại Pháp, đồng thời nhận 2 bằng tốt nghiệp. Một của Trường đại học Việt Pháp, một của trường đối tác đối tác, là một trong số nhiều trường đại học và viện nghiên cứu danh tiếng trong lĩnh vực khoa học - công nghệ của Pháp.TS Nguyễn Thanh Hiền cũng cho biết, tất cả học viên của chương trình thạc sĩ quốc tế đều có cơ hội thực tập tốt nghiệp (6 tháng) tại các trường đại học, viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm ở Pháp, Đức, Canada, Nhật Bản... Đặc biệt, nếu được nhận thực tập tại Pháp, theo quy định của luật pháp nước này, tất cả học viên thực tập đều có lương."Có tìm được vị trí thực tập ở nước ngoài hay không là do sự năng động của mỗi học viên cùng với sự hỗ trợ của các thầy (là giảng viên của các trường đối tác). Theo kinh nghiệm của các khóa trước thì hơn một nửa số học viên tìm được vị trí thực tập tại nước ngoài, trong đó phần lớn là ở Pháp. Trải nghiệm thực tập ở nước ngoài không chỉ giúp học viên rèn luyện kỹ năng làm việc trong môi trường quốc tế chuyên nghiệp mà còn là bước đệm vững chắc cho học viên tự tin gia nhập thị trường lao động toàn cầu hóa hiện nay", TS Nguyễn Thanh Hiền nói. Xem đầy đủ thông tin về tuyển sinh chương trình thạc sĩ quốc tế của Trường ĐH Việt Pháp ở đây.